Site icon JUN88

Góc nhìn 365: Thêm một “Cung Thiếu nhi” cho Hà Nội

Góc nhìn 365: Thêm một "Cung Thiếu nhi" cho Hà Nội - Ảnh 1.

Một sự kiện đáng chú ý trong đời sống văn hóa: Cuối tuần qua, Cung Thiếu nhi Hà Nội vừa chính thức khánh thành sau 2 năm xây dựng.

Bài viết liên quan đến góc nhìn 365

Nói “đáng chú ý”, bởi trong bối cảnh hiện tại, những công trình văn hóa dành cho thiếu nhi – và vì thiếu nhi – luôn là hạng mục còn rất thiếu tại Thủ đô, cũng như nhiều đô thị khác. Bởi thế, sự xuất hiện của chúng luôn được đón chờ.

Và bước đầu, Cung Thiếu nhi Hà Nội với diện tích gần 40.000m2 đã khiến nhiều người ấn tượng từ những gì đang có.

Nằm tại công viên hồ điều hòa CV1 thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Nam Từ Liêm), Cung Thiếu nhi Hà Nội có kiến trúc khá hiện đại với tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố là 1.376,4 tỷ đồng, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm hơn 10% chi phí đầu tư).

Trung tâm của cụm công trình là 2 tòa nhà hình tròn với kiến trúc mềm mại, liền khối, kết nối bằng các lối đi cả dưới thấp và trên cao. Phía sau 2 tòa nhà là khu vui chơi ngoài trời, còn phía trước là khu vực nhạc nước để phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, điểm nhấn của không gian này còn gắn với tháp thiên văn cao gần 70 mét, có thể được chiếu sáng về đêm để tạo hình ngọn đuốc lớn.

Ở góc độ công năng, quần thể này cũng có đầy đủ từ hệ thống hầm để xe, phòng ngầm kỹ thuật, cho tới nhà hát, rạp phim, câu lạc bộ nghệ thuật, thư viện, nhà thi đấu, bể bơi. Riêng tại tháp thiên văn, hệ thống ống nhòm và kính viễn vọng được lắp đặt, giúp các em nhỏ không chỉ tìm hiểu về thiên văn học mà còn có thể ngắm cảnh toàn thành phố về đêm.

Như thế, bên cạnh việc phục vụ các em nhỏ, quần thể này còn có thể trở thành một điểm nhấn kiến trúc và cũng là một không gian mở phục vụ cộng đồng khi kết hợp cùng hệ thống công viên, hồ nước xung quanh.

***

Thực tế, những năm qua, Hà Nội vốn đã có một Cung Thiếu nhi khác nằm trên phố Lý Thái Tổ, với tuổi đời ngót nghét gần 1 thế kỷ. Khởi đầu là một câu lạc bộ dành cho trẻ em người Pháp hoặc các gia đình tư sản thời thuộc địa, quần thể này dần được tôn tạo, xây dựng mở rộng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn sau, như một địa chỉ sinh hoạt – học tập nghệ thuật cho mọi đối tượng thiếu nhi của thành phố.

Để rồi, dù có diện tích khá khiêm tốn, công trình này vẫn là địa chỉ quen thuộc gắn với ký ức của rất nhiều thế hệ thanh thiếu niên Hà Nội. Nói cách khác, với sự xuất hiện của công trình vừa khánh thành, Thủ đô đã sở hữu thêm một Cung Thiếu nhi của thế kỷ 21, gắn với nhu cầu của một Hà Nội có diện tích hơn 3.300km2 sau khi mở rộng – bên cạnh một Cung Thiếu nhi “cũ” mang tính biểu tượng cho lịch sử, ký ức của thành phố.

Và, niềm vui về sự xuất hiện của Cung Thiếu nhi mới cũng gắn kèm với hy vọng của chúng ta về sự đa dạng trong lựa chọn của trẻ em Hà Nội, cũng như việc bảo tồn và gìn giữ Cung Thiếu nhi cũ một cách hợp lý nhất, khi nó đã được san sẻ bớt công năng.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ